So sánh với giao tiếp bằng lời nói Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Một câu hỏi thú vị là khi hai người đang giao tiếp mặt đối mặt thì bao nhiêu ý nghĩa được truyền tải bằng ngôn ngữ và bao nhiêu được truyền tải phi ngôn ngữ? Điều này được nghiên cứu bởi Albert Mehrabian và ghi lại trong hai bản thảo.[60][61] Bản thảo thứ hai kết luận rằng: "hiệu ứng kết hợp truyền tải bởi ngôn ngữ, giọng điệu và thái độ khuôn mặt khi giao tiếp là tổng trọng số những hiệu ứng độc lập – với các hệ số tương ứng là 0,07, 0,38 và 0,55."

Từ đó, những nghiên cứu khác phân tích sự đóng góp tương đối của tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ dưới những tình huống tự nhiên hơn. Argyle[57] dùng những bang hình để nghiên cứu các đối tượng, phân tích sự phục tùng/ chi phối của thái độ trong giao tiếp và thấy rằng những tín hiệu phi ngôn ngữ chiếm tới 4,3 lần tác động so với tín hiệu ngôn ngữ. Hiệu ứng quan trọng nhấy chính là tư thế của cơ thể truyền đạt trạng thái giám sát một cách rất hiệu quả. Mặt khác, một nghiên cứu của Hsee et al.[62] có những đối tượng đánh giá chỉ số vui/buồn của một người và thấy rằng chỉ một sự thay đổi nhỏ nhất trong ngữ điệu cũng tạo ra tác động gấp 4 lần những biểu hiện cảm xúc trong một bộ phim không có âm thanh. Vì thế, sự quan trọng tương dối giữa lời nói và biểu cảm khuôn mặt có thể rất khác biệt trong những nghiên cứu với thiết lập khác nhau. 

Tương tác

Trong khi giao tiếp, thông điệp phi ngôn ngữ có thể tương tác với thông điệp bằng ngôn ngữ bằng 6 cách: lặp lại, mâu thuẫn, bổ sung, thay thế, điều chỉnh và quản lý.

Mâu thuẫn

Sự mâu thuẫn giữa thông điệp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong cùng một tương tác đôi khi gửi đi những thông điệp tương phản hoặc mâu thuẫn. Một lời nói trần thuật sự thật nhưng thái độ lại bồn chồn hay lảng tránh ánh mắt có gửi tới người nhận những thông điệp bị xáo trộn trong khi tương tác. Những thông điệp mâu thuẫn có thể xảy ra bởi nhiều lý do thông thường là cảm giác không ổn định, phân vân hay thất vọng. Khi những thông điệp bị xáo trộn xảy ra thì giao tiếp phi ngôn ngữ trở thành công cụ chính để đưa ra thêm thông tin nhằm làm rõ tình huống; sự chú ý lớn được đặt vào những tư thế và chuyển động cơ thể khi con người cảm nhận được sự xáo trộn của thông điệp trong khi tương tác. Những định nghĩa về giao tiếp phi ngôn ngữ tạo ra một bức tranh bị giới hạn trong tâm trí con người nhưng lại có những cách để tạo ra một bức tranh rõ rành hơn. Người ta khám phá ra những định dạng khác nhau giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Đó là tính cấu trúc so với phi cấu trúc, ngôn ngữ học so với phi ngôn ngữ học, tuần hoàn so với không tuần hoàn, được giáo dục so với bẩm sinh, hoạt động của bán cầu phải so với bán cầu trái.[63]:7 

Bổ sung 

Sự giải thích một cách chính xác các thông điệp trở nên dễ dàng hơn khi giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ bổ sung cho nhau. Những tín hiệu phi ngôn ngữ có thể được xây dựng dựa trên những thông điệp bằng ngôn ngữ để củng cố thông tin được gửi đi khi con người cố gắng đạt được mục tiêu giao tiếp. Thông điệp được đưa ra sẽ dễ ghi nhớ hơn những tín hiệu phi ngôn ngữ khẳng định lại việc trao đổi bằng lời nói.[12]:14

Thay thế

Đôi khi những hành vi phi ngôn ngữ được sử dụng như một kênh duy nhất để giao tiếp. Con người học cách nhận ra những biểu hiện khuôn mặt, chuyển động và tư thế của cơ thể tương ứng với những cảm giác và ý định cụ thể. Tín hiệu phi ngôn ngữ có thể dùng mà không có giao tiếp bằng ngôn ngữ để truyền tải một thông điệp; khi hành vi phi ngôn ngữ không đạt được hiểu quả giao tiếp, phương thức ngôn ngữ được sử dụng để tang cường sự thấu hiểu.[12]:16

Cấu trúc so với phi cấu trúc

Giao tiếp ngôn ngữ là một dạng cấu trúc cao cấp của giao tiếp với những quy luật ngữ pháp được thiết lập. Quy tắc của giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp con người tạo ra ý nghĩa và hiểu được những gì người khác đang nói. Ví dụ như việc sẽ có những khó khăn để một người nước ngoài có thể hiểu khi học một thứ tiếng mới. Mặt khác, giao tiếp phi ngôn ngữ lại không có bất cứ cấu trúc nào khi nó trở hành một phương tiện giao tiếp. Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể xảy ra ngay cả khi con người không nghĩ đến nó. Cùng một hành động có thể diễn đạt những cảm xúc khác nhau ví dụ như nước mắt khi buồn hoặc khi quá vui mừng. Vì thế, những tín hiệu này cần được giải thích một cách cẩn thận để có được ý nghĩa chính xác.[63]:7–8

Ngôn ngữ học so với phi ngôn ngữ học

Chỉ có một vài biểu tượng được thiết lập trong hệ thống giao tiếp phi ngôn ngữ. Gật đầu có thể được hiểu là thể hiện sự đồng ý trong nền văn hóa này những lại có nghĩa là sự bất đồng trong nền văn hóa khác. Trái lại, giao tiếp ngôn ngữ lại có một hệ thống biểu tượng với ý nghĩa xác định.[63]:8

Tuần hoàn so với không tuần hoàn

Giao tiếp bằng ngôn ngữ dựa trên những đơn vị không tuần hoàn trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ lại dựa trên sự tuần hoàn. Giao tiếp phi ngôn ngữ không thể bị dừng lại cho đến khi có một người nào đó rời khỏi phòng, mặc dù vậy quá trình nội tâm vẫn diễn ra (cá nhân tự giao tiếp với bản thân). Dù không có sự hiện diện của người khác thì cơ thể vẫn được trải qua quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ. Ví dụ như, sau những cuộc tranh luận nóng nảy, mặc dù không còn lời nào được nói ra nhưng vẫn có thể thấy khuôn mặt tức giận và ánh nhìn sắc lạnh. Đó là ví dụ cho việc giao tiếp phi ngôn ngữ là tuần hoàn.[63]:8

Được học so với bẩm sinh

Việc học những tín hiệu phi ngôn ngữ yêu cầu sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc nền văn hóa. Ví dụ như quy tắc ăn uống không phải là một khả năng bẩm sinh. Quy tắc trang phục là một tín hiệu phi ngôn ngữ phải được hình thành bởi xã hội. Biểu tượng bàn tay có ý đa dạng trong từng nền văn hóa, và cũng không phải một tín hiệu phi ngôn ngữ bẩn sinh. Những tín hiệu cần được học một cách từ từ và củng cố bởi sự khích lệ và phản hồi tích cực.

Tín hiệu phi ngôn ngữ bẩm sinh là những đặc điểm tự tích hợp trong hành vi con người. Nói chung, những tín hiệu bẩm sinh là phổ biến và không có giới hạn văn hóa. Ví dụ như mỉm cười, khóc và cười thành tiếng không đòi hỏi sự học hỏi. Tương tự, một số tư thế cơ thể, ví dụ như tư thế giống trẻ sơ sinh luôn được hiểu với ý nghĩa là sự mềm yếu. Cùng với sự phổ biến, khả năng được thấu hiểu của những tín hiệu này không bị giới hạn bởi văn hóa cá nhân.[63]:9

Sự hoạt động của bán cầu phải và bán cầu trái

Quá trình này liên quan đến cách thần kinh tiếp cận đến giao tiếp phi ngôn ngữ. Nó được giải thích rằng bán cầu não phải xử lý các quá trình phi ngôn ngữ liên quan đến không gian, hình ảnh và nhiệm vụ nhận dạng trong khi bán cầu trái xử lý các quá trình liên quan đến phân tích và lập luận. Điều quan trọng là phải biết được sự khác biệt giữa xử lý những thông điệp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khi giao tiếp. Mộ cá nhân có thể sử dụng không đúng bán cầu não đúng thời điểm để phân tích một tín hiệu hoặc 1 ý nghĩa.[63]:9

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf